Cách nấu thịt đông đúng vị đổi bữa cho gia đình
- Khẩu phần: 4 người
- Thời gian nấu: 2 tiếng
- Độ khó: Dễ
- Chi phí: 165.000 -190.000 VNĐ
- Năng lượng: 297 kcal/ 100g thịt đông thành phẩm.
Thịt đông là món ăn quen thuộc trong những ngày Tết miền Bắc tiết trời se lạnh. Vậy, cách nấu thịt đông như thế nào để món ăn vừa miệng, đúng vị và thơm ngon? Hãy cùng Từ Điển Món ăn thực hiện món ăn này qua các bước dưới đây.
Nội dung chính
Hướng dẫn cách nấu đông thịt lợn
Cách nấu thịt đông ngon miền Bắc được thực hiện như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu nấu thịt đông (4 người)
- Thịt chân giò: 400g
- Tai heo: 300 gr
- Hành tím: 3 củ
- Nấm hương: 50g
- Nấm mèo/ mộc nhĩ: 50g
- Cà rốt trang trí: 1 củ
- Gia vị: Muối, hạt nêm, tiêu đen, tiêu sọ, nước mắm, dầu ăn, đường, bột ngọt.
Các bước nấu thịt đông
Cùng vào bếp để hoàn thiện món ăn thịt nấu đông với các bước sau nhé:
Bước 1: Sơ chế thịt chân giò, nấm và các nguyên liệu khác
Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu, hãy sơ chế chúng theo hướng dẫn sau:
- Nấm hương và mộc nhĩ: Ngâm với nước ấm trong khoảng 30 phút cho nở mềm rồi rửa sạch. Sau đó bạn thái nhỏ mộc nhĩ, thái vừa phải không để vụn và mất đi độ giòn ngon. Nấm hương bạn bỏ chân và xẻ hình chữ thập lên mặt nấm cho đẹp.
- Thịt chân giò và tai heo: Cạo sạch lông, rửa 2-3 lần cho sạch và để ráo. Chần qua nước sôi 5 phút. Nước sôi này được đun với 1 củ hành tím và 1 nhánh gừng thái lát. Sau khi chần qua nước sôi, vớt thịt và tai heo ra ngâm vào nước đá lạnh để thịt giòn, trắng. Cuối cùng, chân giò thái miếng 1.5-2cm, tai heo thì thái sợi.
- Cà rốt: Gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái hoa.
Bước 2: Ướp Thịt
Cho thịt chân giò và tai heo vào tô. Sau đó, cho thêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tiêu. Cuối cùng, trộn đều và để ướp trong 30 phút.
Bước 3: Xào thịt
Lấy một cái chảo để lên bếp, thêm 1 muỗng canh dầu ăn. Chờ dầu nóng thì cho 2 củ hành tím thái lát vào phi cho thơm. Sau đó cho thịt đã ướp vào nồi xào đến khi thịt săn lại.
Bước 4: Cách nấu thịt đông chân giò
Thịt xào săn thì bạn cho nước vào ngập thịt. Và thực hiện cách làm thịt nấu đông theo trình tự sau:
- Vớt bọt liên tục để thịt đông hoàn thành có độ trong.
- Đợi thịt ninh nhừ, chín mềm, cho nấm và mộc nhĩ, cà rốt cắt nhỏ vào đun thêm đến khi nước còn 2/3 lúc đầu.
- Nêm nếm lại cho vừa ăn sau đó tắt bếp.
- Xếp cà rốt thái hoa và cắt lát mỏng, ớt, ít hành lá vào tô, khuôn, hộp.
- Cuối cùng, đổ thịt lên trên tô, hộp hay khuôn và đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Khoảng 4 – 5 tiếng thịt sẽ đông lại hoàn toàn. Đặc biệt, cách làm thịt đông còn lại chính là để ở nhiệt độ phòng khi trời lạnh.
Bước 5: Trình bày món thịt đông
Thịt đông được sử dụng thường xuyên trong mâm cơm hàng ngày của gia đình. Đặc biệt là vào ngày lễ, tết. Món ăn này rất ngon khi thưởng thức cùng cơm nóng.
Bạn úp thịt đông ra đĩa, phênh thịt đông không vỡ trông đẹp mắt. Bạn có thể trang trí thêm cùng dưa chua, ngò rí cho đẹp mắt.
Xem thêm: Các món ăn ngon từ thịt lợn
Hướng dẫn cách nấu đông thịt gà
Ngoài nấu đông chân giò, nhiều gia đình còn sử dụng thịt gà làm nguyên liệu nấu thịt đông. Các bước như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu nấu thịt đông (4 người)
- 700g thịt gà (khoảng ½ con)
- 100g da heo
- 50g nấm hương
- 50g nấm mèo
- 1 củ cà rốt, 2 củ hành tím băm nhuyễn.
- Gia vị: dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, tiêu, hạt nêm, tiêu đen, tiêu sọ, đường.
Các bước làm thịt gà nấu đông
Để có món thịt gà nấu đông thơm ngon, hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Để chuẩn bị cho món thịt gà nấu đâu, hãy thực hiện sơ chế các nguyên liệu như sau:
- Da heo: Rửa sạch với nước. Luộc da heo cùng 1 muỗng cafe muối, 3 lát gừng trong khoảng 10 phút ở lửa lớn. Sau đó tắt bếp và vớt ra để ráo, để nguội sau đó cắt miếng vừa ăn. Giữ lại nước luộc này để dùng cho bước sau.
- Thịt gà: Làm sạch lông còn sót lại, rửa sạch với nước muối pha loãng và chặt nhỏ thành miếng vừa ăn.
- Nấm mèo: Đun sôi nước cùng nấm mèo 5 phút sau đó rửa sạch, cắt nhỏ.
- Nấm hương: Ngâm với nước sôi 20 phút, sau đó cắt đôi.
- Cà rốt: Gọt vỏ, rửa sạch và thái hoa.
Bước 2: Ướp thịt gà
Thịt gà đã sơ chế xong, bạn cho vào tô. Cho thêm 2 muỗng dầu hào, 1 muỗng tiêu xay. Trộn đều và ướp trong 15 phút.
Bước 3: Cách nấu đông thịt gà
Bạn bắc lên bếp một chiếc chảo và thực hiện theo trình tự:
- Cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn.
- Cho hành tím băm nhỏ vào khi dầu nóng vào phi thơm.
- Cho thịt gà vào xào.
- Xào được khoảng 5 phút thì cho tiếp nấm mèo, da heo, nấm hương vào xào thêm 5 phút nữa.
- Khi da heo hơi săn lại thì bạn cho nước luộc da heo ban đầu vào chảo.
- Tiếp tục đun ở lửa nhỏ tầm 10 phút.
- Nêm thêm 1 muỗng cafe hạt nêm, đảo đều và tiếp tục ninh 10 phút nữa là tắt bếp.
Bước 4: Trình bày món thịt gà nấu đông
Bạn múc nấm, thịt gà cùng nước dùng vào tô và để nguội. Khi thấy thịt gần nguội, cho tô thịt vào tủ lạnh khoảng 3 tiếng hoặc qua đêm. Thịt đông lại có thể thưởng thức cùng cơm nóng.
Tương tự món thịt chân giò nấu đông, thịt gà nấu đông bày ra đĩa không vỡ, đẹp mắt. Bạn có thể trang trí thêm ngò, hoa hành, dưa chua, hoa ớt cho đẹp mắt.
Xem thêm: Các món ngon từ thịt gà
Cách nấu thịt đông ngon cần lưu ý gì?
Có rất nhiều mẹo có thể bạn chưa biết để nấu món ăn này đơn giản hơn, nhanh hơn, bảo quản được lâu hơn. Hãy cùng tham khảo sau đây:
Có nấu thịt đông bằng nồi áp suất được không?
Món thịt đông muốn nấu nhanh mềm hơn thì bạn có thể áp dụng cách nấu đông chân giò bằng nồi áp suất. Tuy nhiên, nếu nấu bằng nồi áp suất, bạn cần lưu ý:
- Vớt bọt sạch trước khi đậy nắp nồi và ninh thịt.
- Dùng ít nước để nấu hơn so với cách thông thường.
Làm sao bảo quản thịt đông lâu?
Để bảo quản thịt đông được lâu, bạn có thể tham khảo các mẹo sau:
- Nên chia nhỏ thành những phần vừa đủ ăn để mang ra dùng hết trong bữa.
- Không để lẫn phần thịt đã ăn dở với thịt chưa sử dụng.
- Sử dụng màng bọc thực phẩm bọc kín phần thịt đông chưa dùng đến để vào ngăn mát tủ lạnh. Điều này sẽ giúp hạn chế để thịt tiếp xúc với không khí.
- Khi lấy thịt đông ra nên ăn ngay, tốt nhất là trong 5 – 7 tiếng.
- Không bảo quản thịt đông trong ngăn đông tủ lạnh vì sẽ mất đi độ sánh của món ăn.
- Bạn có thể bảo quản thịt đông trong tủ lạnh từ 7-10 ngày. Nếu thịt có mùi ôi thiu hay chảy nước thì không nên dùng nữa.
Làm sao chọn chân giò và tai heo ngon
Để chọn chân giò hay tai heo ngon, bạn có thể áp dụng mẹo sau:
- Chân giò: Nên chọn khối thịt rắn chắc, không quá lỏng lẻo khi cầm lên. Thịt có bề mặt khô ráo, ấn vào có độ đàn hồi cao. Màu sắc thịt nên chọn hồng tươi, không có mùi hôi tanh hay tụ máu bầm. Lớp da chân giò ngon thường căng mịn, không có nổi nốt. Bên cạnh đó, các phần da, nạc và mỡ dính chặt vào nhau.
- Tai heo: Nên chọn những cái tai màu sắc sáng trắng, ấn vào còn độ đàn hồi. Không nên chọn những cái tai quá mềm, có mùi hôi hoặc xuất hiện vết bầm.
Cách khử mùi chân giò hiệu quả
Một số mẹo có thể giúp bạn loại bỏ mùi chân giò hiệu quả như sau:
- Rửa chân giò với giấm, rượu, chanh hay muối để loại bỏ mùi hôi. Chà xát những loại nguyên liệu này trực tiếp lên chân giò. Sau đó, bạn xả lại cùng nước và để ráo và đem chế biến.
- Đun thịt chân giò với nước sôi khoảng 3 phút sau đó lấy ra rửa sạch rồi đem đi chế biến.
- Bạn có thể thui chân giò trên lửa để khử mùi với các món giả cầy, nấu rượu mận, hầm thuốc Bắc…
Hướng dẫn chọn mua nấm hương, mộc nhĩ ngon
Để có những chiếc nấm ngon, bạn hãy tham khảo các mẹo nhỏ sau:
- Nấm hương: Ấn vào phần mũ nấm, sau đó đưa tay lên ngửi. Nếu có mùi thuần khiết thì nên chọn. Nên chọn cá nấm có mũ màu vàng hoặc trắng. Đặc biệt, nấm hương tự nhiên thường có mũ xoè rông, chân dài.
- Mộc nhĩ: Nên chọn những cái cánh to, dày. không nên chọn nấm xuất hiện chấm đen hoặc cam. Nếu ngửi nấm có mùi lạ thì không nên chọn.
Lời kết
Vậy là với cách nấu thịt đông đơn giản, chúng ta đã có ngay món ăn có sự béo ngậy của thịt, giòn tan của mộc nhĩ và vị ngọt của nước dùng. Hãy thực hiện nay món ăn này cho cả nhà thưởng thức bạn nhé! Để cập nhật thêm nhiều công thức nấu các món ngon từ thịt lợn, hãy theo dõi thường xuyên các bài viết của Từ Điển Món Ăn bạn nhé!
Bạn cũng có thể quan tâm:
Pingback: Cách nấu thịt kho tàu thơm ngon vừa miệng, thịt mềm đúng vị